Top Những Thiết Bị Cần Có Trong Lớp Học Thông Minh

Lớp học thông minh mang tới nhiều hiệu quả tích cực cho người dạy và học như tạo ra những bài giảng trực quan, không khí lớp học sôi động,… Bạn có tò mò một lớp học thông minh cần gì không?

1. Màn hình tương tác thông minh
Lớp học thông minh cần gì? Màn hình tương tác hay màn hình máy chiếu là không thể thiếu trong lớp học thông minh. Màn hình tương tác thông minh tương tự như một chiếc máy tính bảng cỡ lớn, cho phép người dùng thao tác thông qua cảm ứng và truy cập Internet. Ngoài ra, vì chủ yếu để sử dụng cho mục đích giáo dục, sản phẩm còn có những tính năng như:

  • Hiển thị nội dung bài học theo nhiều hình thức: Người dạy có thể hiển thị bài học dưới dạng các định dạng như: slide, video, hình ảnh, văn bản,… Nhờ đó, người học dễ dàng hình dung, nắm bắt thông tin và bài học nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn.
  • Có cảm ứng đa điểm: Cảm ứng đa điểm trên màn hình tương tác thông minh cho phép nhiều người sử dụng thiết bị cùng lúc. Mỗi người học khi viết lên màn hình sẽ hiển thị một màu chữ khác nhau, cho phép nhiều người có thể cùng làm bài trên màn hình cùng lúc.
  • Thao tác đơn giản, dễ sử dụng: Người dùng có thể dùng tay hoặc thông qua bút cảm ứng để sử dụng màn hình tương tác thông minh. Các công cụ như chèn tệp tin đa phương tiện, viết, vẽ, thay đổi nền,… đều hiển thị trên màn hình nên người dùng có thể trực tiếp thao tác.

2. Máy chiếu

Lưu ý khi lựa chọn máy chiếu thường

  • Có độ tương phản và độ sắc nét tốt: Độ tương phản và độ sắc nét tốt giúp hình ảnh thêm sinh động, nhờ đó thu hút được sự chú ý của người học, để lại ấn tượng rõ ràng hơn về bài giảng và giúp người học dễ tiếp thu bài.
  • Có thao tác sử dụng đơn giản: Với thiết bị có thao tác đơn giản, người dạy sẽ không cần dành nhiều thời gian để làm quen với thiết bị mới mà vẫn có thể sử dụng thành thạo.
  • Có nhiều loại cổng kết nối: Máy chiếu cần phối hợp với một số thiết bị khác như máy vi tính, máy ảnh tài liệu, máy ảnh kỹ thuật số,… Vì vậy cần có nhiều cổng kết nối để thuận tiện sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả của máy chiếu.
  • Có cường độ ánh sáng phù hợp: Nếu phòng học không chịu nhiều ảnh hưởng của ánh sáng xung quanh, bạn chỉ nên chọn loại có công suất đèn trung bình thấp, có chế độ tiết kiệm thông minh để giảm chi phí. Nếu chịu nhiều ảnh hưởng, bạn nên chọn thiết bị có cường độ ánh sáng khoảng 2500 – 4000 lumens.

3. Hệ thống camera

Camera vật thể
Trong nhiều trường hợp khi dạy học, người dạy cần cho người học xem mẫu vật để người học hiểu và nắm vững kiến thức. Tuy nhiên, một số mẫu vật quá nhỏ, người dạy không thể gọi từng người lên xem vì sẽ rất mất thời gian. Bạn nên lựa chọn thiết bị có độ phân giải cao, nhỏ gọn, dễ sử dụng để phục vụ việc giảng dạy hiệu quả và dễ di chuyển, thay đổi góc độ quan sát vật mẫu.

Camera giám sát
Camera giám sát giúp đảm bảo an toàn cho các thành viên trong lớp học, bên cạnh đó còn phụ trách ghi lại hình ảnh để giải quyết tranh chấp trong lớp, giám sát người học trong thi cử,…
Bạn nên chọn loại camera 360 độ vì có tầm nhìn bao quát lớp học, như vậy chỉ cần 1 camera để quan sát toàn bộ lớp dưới nhiều góc độ, giúp tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó bạn cần chú ý về độ phân giải, khả năng nhận diện gian lận,… tùy theo nhu cầu lớp học.

4. Hệ thống âm thanh

Loa giúp khuếch đại âm thanh, giúp toàn bộ phòng học dù đông người thì vẫn nghe được nội dung bài giảng rõ ràng.
Lưu ý khi chọn loa: Bạn chỉ nên chọn loa có công suất vừa, tròn âm, âm treble không quá cao để tránh gây khó chịu cho người nghe. Nếu phòng học đông bắt buộc phải chọn loa có công suất cao, bạn nên thử sử dụng loa trong phòng học trước khi mua. Bạn nên chú ý đến trải nghiệm những người ở gần loa, tránh khiến họ khó chịu và khó tiếp thu bài học.

Micro được chọn cần có độ hút âm tốt, không gây các tình trạng như tạo tiếng rít, gây nhiễu sóng giữa các phòng.

Có thể bạn chưa biết:

Các dòng màn hình thông minh bạn cần?
Hệ thống máy chiếu đa năng